Hiệu quả Xuất khẩu lao động Việt Nam

Giải quyết việc làm

Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam đã phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, phần lớn người Việt Nam vẫn trong tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, trình độ giáo dục chưa cao. Mong muốn cải thiện đời sống là nguyên nhân chính thúc đẩy người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.[49][50]

Theo thống kê năm 2009, Việt Nam có 46,7 triệu lao động, chiếm hơn 50% dân số, trong đó 90% hoạt động ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Bên cạnh đó, mỗi năm có thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lao động.[8] Thêm vào đó, mức độ gia tăng của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao đặt ra những vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó, xuất khẩu lao động được xem một giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam.[51]

Nguồn thu ngoại tệ

Lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng tăng. Năm 2007, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước lượng kiều hối từ 1,6 tỷ USD.[52] Trung bình mỗi năm gửi về từ 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Trong đó từ Hàn Quốc trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD.[8][12] Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất,[53] là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động.[4] Tính đến năm 2015 thì khối lượng tiền lao động gửi về chiếm 13,2% Tổng sản lượng quốc nội của Việt Nam.[54]

Lợi ích khác

Xuất khẩu lao động cũng tạo điều kiện thay đổi đời sống của người dân. Tại một số làng xã tỉ lệ xuất khẩu lao động cao, nhiều người từ nghèo trở nên giàu có, ước tính trung bình số tiền gửi về hằng năm có thể đạt từ 40 đến 100 tỷ đồng.[39] Thêm vào đó, nhiều người trở về nước đã trở thành các nhà đầu tư, gây dựng doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương.[4]

Một lợi ích khác là xuất khẩu lao động giúp một bộ phận lao động tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ và tay nghề. Do đó, xuất khẩu lao động được coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội.[4]

Tại những huyện nghèo vùng núi, nơi có nhiều dân tộc thiểu số, đa số thanh niên đều có nhu cầu lao động và công việc lao động ở quê nhà thường được cho là vất vả hơn so với đi xuất khẩu lao động.[39]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xuất khẩu lao động Việt Nam http://apps.chron.com/disp/story.mpl/metropolitan/... http://www.rfavietnam.com/node/1106 http://www.state.gov/g/tip/rls/tiprpt/2006/67020.h... http://vietnam.iom.int/sites/default/files/IOM_Fil... http://tamnhin.net/Phapluat/9527/Nhung--van-de-bat... http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2010/12/3ba245df... http://vnexpress.net/gl/viec-lam/2008/12/3ba099aa/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2001/04/3b9aff26/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/nguoi-phu-n... http://web.archive.org/web/20050129040712/http://w...